Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử Xã Đông Minh  - Huyện Đông Sơn - Tỉnh Thanh Hóa

LỢI ÍCH ĐƯA SẢN PHẨM LÊN SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Đăng lúc: 10:49:49 02/12/2022 (GMT+7)
100%
Print

1, Phạm vi quảng bá rộng khắp, không bị hạn chế 

Các sàn thương mại điện tử đều có thể dễ dàng truy cập thông qua kết nối internet. Do đó có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận được bất kỳ khách hàng nào trên toàn thế giới bằng việc marketing online. Việc cập nhật các sản phẩm gỗ trên các sàn, các website bán hàng trực tuyến 4.0 giúp sản phẩm nhanh chóng tiếp cận được với người tiêu dùng mà không có bất cứ hạn chế nào về chi phí hay phạm vi quảng bá.Qua đó, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gỗ có thể mở rộng phạm vi kinh doanh của mình đơn giản hơn rất nhiều. Đây là việc mà xuất khẩu truyền thống không thể đạt được phạm vi này.

2, Tiết kiệm chi phí, giao dịch thuận lợi

Sự hiện diện của các sàn giao dịch cả B2C (từ DN tới khách hàng) lẫn B2B (DN tới DN) đều đã có sẵn khiến TMĐT có thể hỗ trợ DN quảng bá đến nhiều khách hàng trên thế giới một cách nhanh chóng và tiện lợi. Với các sàn TMĐT, doanh nghiệp – cơ sở sản xuất có thể đưa thông tin quảng cáo đến hàng trăm triệu người xem ở mọi nơi trên thế giới, hơn nữa, có thể quảng cáo thông tin 24 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần liên tục đến khách hàng tiềm năng ở mọi nơi trên thế giới. Rõ ràng lợi ích của TMĐT đem lại là tiết kiệm chi phí, giúp DN kết nối với bạn hàng, giảm giá thành sản xuất, tạo lợi thế cạnh tranh. Chỉ với một kênh thương mại điện tử, sản phẩm của Việt Nam có thể giới thiệu sản phẩm tới các đối tác, khách hàng trên toàn cầu. Thay vì phải tốn rất nhiều thời gian, công sức đi tiếp cận từng khách hàng, từng thị trường. Còn lại, doanh nghiệp chỉ cần đầu tư nghiêm túc khâu thiết kế và công tác quảng bá trên các sàn này là đã có thể cắt được khâu trung gian, nâng cao giá trị thặng dư cho chính mình.

  3, Kết nối người mua – người bán

Việc đưa sản phẩm gỗ lên sàn TMĐT là hình thức giới thiệu sản phẩm thiết thực và hiệu quả nhất. Các doanh nghiệp có thể đăng tải đầy đủ thông tin sản phẩm cũng như giá cả, hình ảnh, chứng nhận tới người tiêu dùng. Đây còn là kênh thông tin hữu ích để thăm dò thị hiếu của khách hàng. Bằng việc tương tác trực tiếp cũng như tiếp nhận các phản hồi của khách hàng, các DN có thể để cải tiến, hoàn thiện sản phẩm.Ngược lại, người tiêu dùng cũng có thể dễ dàng theo dõi các sản phẩm đồ gỗ. Họ có thể tìm hiểu, lựa chọn, so sánh giá, chất lượng giữa các nơi, qua đó thúc đẩy hành vi mua sắm.

4, Sản phẩm nội thất có giá tốt, không bị “làm giá”

Việc đưa sản phẩm gỗ lên các sàn TMĐT có thể giúp người xuất khẩu trực tiếp tiếp cận người mua và ngược lại. Do dó giảm được nhiều khâu trung gian, khiến giá thành sản phẩm không bị đội lên những chi phí trung gian hay bị ảnh hưởng giá bởi bên trung gian trong hoạt động mua bán. Người mua cũng được mua sản phẩm với giá tốt, không phải trả các khoản phí không thực sự cần thiết để nhận được sản phẩm.

5, Hạn chế được một số rủi ro bất khả kháng: Nói về năm 2020, 2021; dịch bệnh khiến các sự kiện xúc tiến thương mại ngành hàng đồ gỗ nội thất không thể tổ chức. Vì thế việc quảng bá sản phẩm đến bạn hàng nước ngoài rất khó khăn. Lúc này, việc xuất khẩu hàng hóa qua kênh TMĐT là giải pháp đang được các DN ngành nội thất gỗ đẩy mạnh triển khai và đạt được nhiều tín hiệu khả quan.   Nhìn chung, trong khi kênh bán hàng offline gần như tê liệt thì việc tiêu thụ đồ nội thất qua kênh online của các nền tảng như Amazon, Wayfair, Shopify… vẫn tăng trưởng đều. Trong những năm gần đây, hình thức mua bán trực tuyến trên các sàn TMĐT đang ngày càng trở nên phổ biến. Nhưng trong ngành xuất khẩu đồ gỗ nói chung, việc bán hàng qua các sàn TMĐT trong 2 năm trở lại đây mới thực sự bùng nổ. Thời gian tới, các DN có thể cân nhắc để phát triển sản phẩm trên các nền tảng này.

    
Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
567333

ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289