Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử Xã Đông Minh  - Huyện Đông Sơn - Tỉnh Thanh Hóa

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính và Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại và việc khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án

Đăng lúc: 00:00:00 06/04/2020 (GMT+7)
100%
Print

NỘI DUNG PHÁT THANH TUYÊN TRUYỀN VỀ PHÁP LUẬT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

 

 Thưa quý vị và các bạn! Trong phần trước, chúng tôi đã giới thiệu với quý vị và các bạn Bài 1: Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại và của luật sư, trợ giúp viên pháp lý. Hôm nay, chúng tôi tiếp tục giới thiệu với quý vị và các bạn Bài 2: Thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính và Bài 3: Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại và việc khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án, sau đây là nội dung chương trình:

 Thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính

1. Nguyên tắc xác định thẩm quyền: Luật khiếu nại năm 2011 quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu là thuộc về người có quyết định hành chính, hành vi hành chính; khiếu nại lần hai do thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu giải quyết. Việc quy định giải quyết khiếu nại lần đầu thuộc về người có quyết định hành chính, hành vi hành chính tạo điều kiện cho việc giải quyết khiếu nại được nhanh chóng, kịp thời; vì hơn ai hết, người có quyết định hành chính, hành vi đó là người hiểu vụ việc và họ phải có trách nhiệm giải quyết nhanh chóng khiếu nại của công dân. Đồng thời, việc quy định như vậy sẽ tạo điều kiện cho người có quyết định hành chính, hành vi hành chính tự sửa chữa những sai sót trong quá trình giải quyết khiếu nại, tránh gây mất thời gian cho các cơ quan khác của nhà nước. Việc quy định thủ trưởng cơ quan cấp trên trực triếp của người có quyết định hành chính, hành vi hành chính giải quyết lần hai đối với quyết định hành chính đã được người có quyết định hành chính, hành vi hành chính giải quyết lần đầu còn khiếu nại là tạo điều kiện cho việc giải quyết khiếu nại được công khai, khách quan hơn. Luật khiếu nại cũng xác định rõ trách nhiệm giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại của chủ tịch ủy ban nhân cấp tỉnh, bộ trưởng và Thủ tướng Chính phủ.

 2. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của các cấp như sau:

 a) Chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và thủ trưởng cơ quan thuộc ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền: giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của chính mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp; giải quyết khiếu nại đối với hành vi hành chính của cán bộ, nhân viên thuộc ủy ban nhân dân cấp xã khi họ thực hiện nhiệm vụ công vụ được giao.

b) Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện, thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương, Giám đốc sở và cấp tương đương có thẩm quyền: Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, thủ trưởng cơ quan thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết;

c) Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương có thẩm quyền: giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp;

d) Giám đốc sở và cấp tương đương có thẩm quyền: Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ công chức do mình quản lý trực tiếp; Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của thủ tưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết;

 đ) Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền: Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình;  Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện, giám đốc sở và tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết; Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình;

 e) Bộ trưởng có thẩm quyền: Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp; Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc Bộ đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết; Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của bộ, ngành đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết; Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.

g) Tổng Thanh tra Chính phủ có thẩm quyền: Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật; Trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền,  lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm.

h) Chánh thanh tra các cấp có thẩm quyền: Giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp tiến hành kiểm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp khi được giao; Giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của thủ trưởng trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị thủ trưởng cơ quan quản lý nước cùng cấp hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm.

i) Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác giải quyết khiếu nại của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủỷ ban nhân dân các cấp; chỉ đạo, xử lý tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử lý các kiến nghị của Tổng thanh tra Chính phủ quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật khiếu nại, cụ thể là: “ Trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm”.

 Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại và việc khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án

1. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại Luật khiếu nại năm 2011 đã quy định đầy đủ về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại theo hướng đơn giản, công khai, dân chủ, nhanh chóng, kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho người khiếu nại, bao gồm: việc thụ lý giải quyết; thời hạn giải quyết khiếu nại; xác minh nội dung khiếu nại; tổ chức đối thoại, ra quyết định giải quyết khiếu nại; việc áp dụng biện pháp khẩn cấp; gửi quyết định giải quyết khiếu nại; việc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án và hồ sơ giải quyết khiếu, cụ thể như sau:

1.1.Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại là các bước để giải quyết một khiếu nại hành chính, được sắp xếp theo một nguyên tắc nhất định nhằm bảo đảm việc giải quyết khiếu nại khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời. Việc xác định rõ các tình tự, thủ tục là nội dung quan trọng và cần được nghiên cứu những quy định chặt chẽ trong Luật khiếu nại:

a) Thụ lý giải quyết khiếu nại lần đầu: Điều 27 Luật khiếu nại quy định trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền mà không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 11 của Luật này, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết, trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do;

b) Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu: Theo Điều 28 Luật khiếu nại quy định thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý, ở vùng sâu, vùng xa, vùng đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài 10 hơn, nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.

c) Xác minh nội dung khiếu nại: Điều 29 Luật khiếu nại năm 2011 quy định, trong thời hạn quy định tại Điều 28: Khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp, nếu khiếu nại đúng thì ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay; trường hợp chưa có sơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì tự mình tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cho cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại, kiến nghị giải quyết khiếu nại; việc xác minh phải bảo đảm khách quan, chính xác, kịp thời thông qua các hình thức: kiểm tra, xác minh trực tiếp thông qua các tài liệu, chứng cứ mà người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

d) Về đối thoại: Luật khiếu nại quy định trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì người giải quyết khiếu nại tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu và hướng giải quyết khiếu nại. Việc đối thoại phải tiến hành công khai, dân chủ; người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức có liên quan biết thời gian, địa điểm, nội dung việc đối thoại. Khi đối thoại, người giải quyết khiếu nại phải nêu rõ nội dung cần đối thoại kết quả xác minh nội dung khiếu nại; người tham gia đối thoại có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ liên quan đến khiếu nại và yêu cầu của mình.

đ) Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu: Điều 31 Luật khiếu nại quy định người giải quyết khiếu nại lần 11 đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu gồm: nội dung, ngày, tháng, năm ra quyết định; tên, địa chỉ người khiếu nại, người bị khiếu nại; nội dung khiếu nại; kết quả xác minh nội dung khiếu nại; kết quả đối thoại nếu có; căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại; kết luận nội dung khiếu nại; giữ nguyên, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại; giải quyết các vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại; việc bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại nếu có; quyền khiếu nại lần hai, quyền khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án; Riêng trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại xem xét, kết luận nội dung khiếu nại và căn cứ vào kết luận đó để ra quyết định giải quyết khiếu nại cho từng người hoặc ra quyết định giải quyết khiếu nại kèm theo danh sách những người khiếu nại. Sau khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người giải quyết khiếu nại hoặc người có thẩm quyền, người có quyền. nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp.

e) Về hồ sơ giải quyết khiếu nại lần đầu: Theo quy định của Luật khiếu nại thì việc giải quyết khiếu nại phải được lập thành hồ sơ. Hồ sơ giải quyết khiếu nại bao gồm các tài liệu như: đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại; tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp; quyết định giải quyết khiếu nại; biên bản kiểm tra, xác minh, kết luận, biên bản tổ chức đối thoại nếu có và các tài liệu khác có liên quan. Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu và được lưu giữ theo quy định của pháp luật, Trường hợp người khiếu nại khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án thì hồ sơ đó phải được chuyển cho tòa án có thẩm quyền giải quyết khi có yêu cầu (Điều 34).

1.2. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần hai Điều 33 Luật khiếu nại năm 2011 quy định trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn mà giải quyết 12 khiếu nại quy định tại Điều 28 của Luật này mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày. Đối với khiếu nại lần hai, khi khiếu nại, người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và các tài liệu có liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai. Luật khiếu nại năm 2011 quy định cụ thể và tách riêng thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu với thủ tục giải quyết lần hai là nhằm bảo đảm tính minh bạch trong quá trình giải quyết khiếu nại hành chính, bảo đảm sự phù hợp của thủ tục giải quyết khiếu nại với các giai đoạn giải quyết khiếu nại. Về mặt pháp lý thì người giải quyết khiếu nại lần đầu có địa vị pháp lý khác rất nhiều so với người giải quyết khiếu nại lần hai. Luật khiếu nại quy định trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần hai bao gồm các nội dung sau:

a) Thụ lý giải quyết khiếu nại lần hai: Việc thụ lý giải quyết khiếu nại lần hai được quy định tại Điều 36 của Luật khiếu nại, theo đó, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, người giải quyết khiếu nại lần hai phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết; trường hợp không thụ lý thì phải nêu rõ lý do. Đối vụ việc khiếu nại phức tạp, nếu thấy cần thiết, người giải quyết khiếu nại thành lập hội đồng tư vấn để tham khảo ý kiến giải quyết khiếu nại;

b)Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai: Theo quy định Điều 37 của Luật khiếu nại thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; ở vùng sâu, vùng xã, vùng đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý;

 c) Xác minh nội dung khiếu nại lần hai: Theo quy định Điều 38 Luật khiếu nại, thì căn cứ vào nội dung, tính chất của việc khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai tự mình tiến hành xác minh, kết luận nội 13 dung khiếu nại hoặc giao cho người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại và kiến nghị giải quyết. Việc xác minh trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai được thực hiện theo Điều 29 Luật khiếu nại, tương tự như việc xác minh trong giải quyết khiếu nại lần đầu;

d) Đối thoại trong giải quyết khiếu nại lần hai: Việc đối thoại trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai là rất quan trọng, giúp người giải quyết khiếu nại, người khiếu nại, người bị khiếu nại hiểu thêm các căn cứ và tình tiết vụ việc, góp phần đưa việc giải quyết được nhanh chóng và hiệu quả. Vì vậy, Điều 39 Luật khiếu nại đã quy định trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại tiến hành đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại, hướng giải quyết khiếu nại; Điều 30 Luật khiếu nại quy định đối với giải quyết khiếu nại lần đầu thì có thể đối thoại, còn đối với giải quyết khiếu nại lần hai thì bắt buộc phải đối thoại. Đối với những vụ việc phức tạp, trước khi ra quyết định giải quyết khiếu nại, nếu thấy cần thiết người giải quyết khiếu nại có thể thành lập hội đồng tư vấn để tham khảo ý kiến làm cơ sở cho việc giải quyết khiếu nại. Để đảm bảo tính minh bạch trong giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần hai phải công bố công khai quyết định giải quyết khiếu nại theo một số hình thức: công khai tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị khiếu nại công tác; niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức đã giải quyết khiếu nại; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.

đ) Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai: Theo quy định của Luật khiếu nại thì nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần hai gần giống với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu. Cụ thể là quyết định giải quyết khiếu nại lần hai phải có các nội dung như: ngày, tháng, năm ra quyết định; tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại; nội dung khiếu nại; kết quả giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại lần đầu; kết quả xác minh nội dung khiếu nại; kết quả đối thoại; căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại; kết luận nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hoặc sai toàn bộ. Trường hợp khiếu nại là đúng hoặc đúng một phần thì yêu cầu người có quyết định 14 hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại sửa đổi, hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính. Chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại. Trường hợp kết luận nội dung khiếu nại là sai toàn bộ thì yêu cầu người khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan thực hiện nghiêm chỉnh quyết định hành chính, hành vi hành chính; việc bồi thường cho người bị thiệt hại nếu có và quyền khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án. Như vậy, điểm khác nhau giữa quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai là quyết định lần hai phải nêu rõ nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hoặc sai toàn bộ. Trường hợp khiếu nại là đúng hoặc đúng một phần thì yêu cầu người có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại sửa đổi, hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại. Trường hợp kết luận nội dung khiếu nại là sai toàn bộ thì yêu cầu người khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan thực hiện nghiêm chỉnh quyết định hành chính, hành vi hành chính;

 e) Công khai quyết định giải quyết khiếu nại lần hai: Điều 41 Luật khiếu quy định việc công khai quyết định giải quyết khiếu nại lần hai như sau: - Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần hai phải gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến. - Người giải quyết khiếu nại lần hai lựa chọn một hoặc một số hình thức công khai như: công bố tại cuộc họp, cơ quan, tổ chức nơi người bị khiếu nại công tác; niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức đã giải quyết khiếu nại; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng;

f) Hồ sơ giải quyết khiếu nại lần hai: Việc giải quyết khiếu nại lần hai phải được lập thành hồ sơ theo quy định tại Điều 34 Luật này, bao gồm:

 - Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại;

 - Tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp;

- Biên bản kiểm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định (nếu có)

- Biên bản tổ chức đối thoại (nếu có);

- Quyết định giải quyết khiếu nại;

- Các tài liệu khác có liên quan. + Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được đánh số trang theo thứ tự tài lieụe và được lưu giữ theo quy định của pháp luật. Trường hợp người khiếu nại khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án thì hồ sơ đó phải được chuyển cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết khi có yêu cầu.

2. Về khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án Trước đây, việc khởi kiện hành chính tại tòa án chỉ có thể được thực hiện sau khi đã qua bước giải quyết khiếu nại tại các cơ quan hành chính nhà nước thì nay theo Luật khiếu nại năm 2011, người khiếu nại có thể lựa chọn việc khởi kiện ngay ra tòa án, khiếu nại tại cơ quan hành chính nhà nước không còn là thủ tục bắt buộc. Quy định này phù hợp với tinh thần của Luật tố tụng hành chính và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân trong khi thực hiện quyền khiếu kiện của mình. Để bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật, Luật khiếu nại quy định về quyền khởi kiện vụ án hành chính như sau: Cá nhân, cơ quan, tổ chức nếu không đồng ý với quyết định hành chính, hành vi hành chính thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính ra tòa án, không đặt ra điều kiện phải khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu rồi mới có quyền khởi kiện ra tòa án. Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức lựa chọn việc khiếu nại tại cơ quan hành chính thì khi hết thời hạn giải quyết theo quy định của Luật khiếu nại mà không được giải quyết, hoặc đã được giải quyết nhưng họ không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại lần đầu (hoặc lần hai) thì họ vẫn có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án. Đối với công chức giữ chức vụ từ tổng cục trưởng và tương đương trở xuống bị kỷ luật buộc thôi việc hoặc hết thời hạn giải quyết theo Luật quy định 16 mà không được giải quyết, thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án theo Luật Tố tụng hành chính; Việc khởi kiện vụ án hành chính trong quá trình khiếu nại lần đầu được thực hiện trong trường hợp hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu. Trình tự, thủ tục khởi kiện vụ án hành chính được thực hiện theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Theo điều 42 của Luật khiếu nại năm 2011 quy định hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại điều 37 của Luật này mà khiếu nại không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Theo Luật tố tụng hành chính năm 2010 quy định về quyền khởi kiện vụ án hành chính và thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính như sau:

1. Về quyền khởi kiện vụ án hành chính: Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc trong trường hợp không đồng ý với quyết định, hành vi đó hoặc đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, nhưng hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi đó (Điều 103);

2. Về thời hiệu khởi kiện: Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà cá nhân, cơ quan, tổ chức được quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết vụ án hành chính bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện; Thời hiệu khởi kiện đối với từng trường hợp được quy định như sau: 01 năm, kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc; 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh….

DUYỆT PHÁT THANH

Yêu cầu cán bộ phụ trách đài truyền thanh xã phát bài tuyên truyền từ ngày 16/6/2020 đến 29/6/2020 vào các ngày thứ 3,5 hàng tuần

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

 

 

Lê Trọng Trung

 

  
Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
567333

ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289